UỐNG TÍA TÔ THẾ NÀO VỚI NGƯỜI CÓ VẤN ĐỀ HUYẾT ÁP

Chia sẻ

05/26/2021 04:38:11

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Britton, là cây thân thảo có khả năng sinh trưởng quanh năm. Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ấm và chứa nhiều chất kháng khuẩn, diệt khuẩn.

Uống nước tía tô có tác dụng gì với sức khỏe?

Trước khi tìm hiểu huyết áp thấp, hoặc cao có uống được lá tía tô không? Hãy điểm qua một vài lợi ích của loại nước này đối với sức khỏe:

  • Lá tía tô chứa các thành phần quan trọng như: Acid Rosmarinic, Acid Alpha-linolenic, Quercetin, Perilla và Luteolin, có khả năng ức chế quá trình sản xuất Histamin và giảm sự phát triển của Cytokine. Điều này giúp ngăn ngừa các phản ứng viêm nhiễm và dị ứng trong cơ thể.
  • Chất hoạt động Tanin và Glucosid trong tía tô không chỉ giảm viêm và làm lành các tổn thương dạ dày, mà còn có khả năng điều tiết acid dạ dày, giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Uống nước lá tía tô còn giúp tác động tăng cường chức năng phổi hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh hen suyễn.
  • Lá tía tô chứa lượng tinh dầu dồi dào, đặc biệt giàu Omega-3, có khả năng loại bỏ cholesterol xấu trong máu, giúp cải thiện tuần hoàn máu, bảo vệ tim mạch và điều hòa huyết áp.
  • Chất chống oxy hóa aldehyde có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của các gốc tự do, giảm tốc độ quá trình lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm.
  • Lá tía tô còn hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết và làm giảm biến chứng của viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus ban đỏ.
  • Một số hoạt chất trong lá tía tô có khả năng ức chế sự tổng hợp của Melatonin và Tyrosinase, góp phần làm sáng da và ngăn ngừa mụn.

Uống nước tía tô mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe

Có thể thấy nước lá tía tô đem lại khá nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy liệu người bị huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?

Người bị huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?

Thực tế cho thấy, tinh dầu chứa trong lá tía tô có khả năng tác động lên huyết áp, có thể làm tăng áp huyết đối với những người có huyết áp thấp. Tuy nhiên, tác động này không dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột mà chỉ duy trì nó ở mức ổn định và an toàn. Trong trường hợp huyết áp cao, các hoạt chất trong lá tía tô có thể giúp điều chỉnh áp huyết xuống mức an toàn nhanh chóng. Điều này đã khiến loại cây này là một trong những dược liệu Đông y được đánh giá cao trong việc điều tiết huyết áp, đặc biệt đối với những người mắc phải tình trạng áp huyết không ổn định.

Tuy nhiên, việc sử dụng lá tía tô để điều hòa huyết áp chỉ nên áp dụng khi một người đang có mức huyết áp đang ổn định, nhằm duy trì mức an toàn và ngăn ngừa tình trạng huyết áp đang tăng đột ngột quá cao hoặc huyết áp quá thấp. Không nên sử dụng lá tía tô cho những người đang có huyết áp cao đang gia tăng hoặc người có huyết áp thấp đang tụt, để tránh nguy cơ cho sức khỏe của họ. Tóm lại, huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? Câu trả lời là không nên vì có thể khiến chỉ số huyết áp tụt nhanh và khó kiểm soát.

Đăng ký nhận thông tin